Mái ấm đậm nghĩa tình của người khuyết tật
31-07-2017 | 16:47 GMT+7

(NLĐO) - Họ là những người thiệt thòi vì khuyết tật nhưng đã gắng vươn lên không chỉ lo cho riêng mình mà còn cho cả những người cùng cảnh ngộ

"Thủy là tên em. Lâm là thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) quê em. Ghép hai cái tên này lại thành Lâm Thủy, tức là Thủy Việt Lâm anh ạ" - vừa rót nước mời tôi, Sãi Thị Thủy vừa giải thích cái tên hợp tác xã (HTX) của mình. 

Dễ đồng cảm

Vẻ mặt tươi tắn, tự tin, pha chút hài hước của Thủy toát lên sự lạc quan tràn đầy năng lượng - một cô gái khuyết tật thông minh, mạnh mẽ, can trường.

Mái ấm đậm nghĩa tình của người khuyết tật - Ảnh 1.

Một lớp học may của HTX Lâm Thủy (ảnh lớn) và Sãi Thị Thủy

Thật lạ! Lần đầu gặp Thủy nhưng tôi có cảm giác như đã biết lâu rồi. Có lẽ tính cách quảng giao, dễ gần của em tạo nên điều đó. Cũng có thể do tôi bị hấp dẫn bởi câu chuyện về HTX Lâm Thủy của em - một HTX toàn người khuyết tật đứng ra phối hợp tổ chức dạy nghề cho những người khuyết tật. Chỉ nghe, tôi đã cảm phục. Từ sự cảm phục ấy, tôi nảy ra ý nghĩ phải đến tận nơi để tìm hiểu về HTX này.

Nơi gọi là trụ sở và xưởng may của HTX Lâm Thủy là một nhà xây cấp 4 ở thị trấn Việt Lâm, được HTX thuê. Gian nhà sau rộng chừng 15 m2 là nơi đặt 8 máy may. Và lúc này đây, tôi đang ngồi với Thủy - Giám đốc HTX Lâm Thủy, người con gái Tày vừa chớm tuổi "băm".

"Em sinh năm 1985, là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở thị trấn Việt Lâm. Sáu tháng tuổi, em bị teo cơ chân phải. Năm 2000, học xong lớp 8, em phải nghỉ học đi Hải Phòng chữa bệnh vì cái chân teo có chiều hướng nặng lên. Sau đấy, em học lớp trung cấp may mặc tại trường nghề dành cho người khuyết tật ở tỉnh Hà Tây. Học xong, em làm trong các xưởng may của người khuyết tật ở Hà Nội mấy năm liền. Sau đó, xây dựng gia đình và mở xưởng may tại quê nhà".

Chuyện lập HTX, Thủy kể: "Thu nhập từ nghề may đối với em nói chung ổn. Nhưng từ khi tham gia Hội Người khuyết tật của thị trấn Việt Lâm, nhất là từ khi được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Hội Người khuyết tật của huyện Vị Xuyên, thấy nhiều chị em ở các xã trong huyện bị khuyết tật không biết làm gì để sống, em nảy ý định tập hợp họ lại để cùng giúp đỡ nhau. Vận may đã đến vào năm 2013, khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang triển khai dự án cắt may trang phục dành cho người khuyết tật. Em và Hội Người khuyết tật huyện nhận thực hiện dự án này với 80 triệu đồng, mở lớp dạy nghề may cho 15 học viên là người khuyết tật ở thị trấn Việt Lâm và một số xã xung quanh, trong 6 tháng. Khi mở lớp, chúng em cũng có mấy thuận lợi do em có bằng trung cấp cắt may chính quy, tay nghề vững vì đã đi làm thợ nhiều năm, nay trực tiếp đứng lớp, chỉ phải thuê thêm một thợ may ở ngoài làm người dạy nghề. Tiếp nữa, khi triển khai dự án, em có sẵn một số máy may nên việc thuê máy móc và các trang thiết bị khác phục vụ cho dạy nghề khá tiện lợi và đơn giản. Em là người khuyết tật nên dễ đồng cảm với các học viên".

Thủy tiếp: "Tuy nhiên, lần đầu tiên mở lớp nên chúng em cũng lúng túng. Số tiền 80 triệu đồng của dự án dù chi tiêu rất dè sẻn mà vẫn không đủ, phải bù lỗ một ít. Năm 2014, em và mấy chị trong Hội Người khuyết tật huyện hợp sức lại thành lập HTX. Có 7 thành viên góp cổ phần, mỗi thành viên 20 triệu đồng để làm vốn. Đăng ký thì nhiều ngành nghề nhưng bước đầu chủ yếu là may công nghiệp - thủ công mỹ nghệ. Mục đích thành lập HTX là nhằm thu hút những học viên đã dự lớp cắt may kể trên đến làm việc để rèn giũa, nâng cao tay nghề, giúp họ có thu nhập duy trì cuộc sống.

Rất may, năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang lại dành cho HTX một dự án cắt may trang phục cho người khuyết tật nữa. Dự án có kinh phí 204 triệu đồng, với 30 học viên khuyết tật, chia thành 2 lớp, học trong 3 tháng. Nhờ có kinh nghiệm từ lớp trước, chất lượng và hiệu quả của 2 lớp học này đã tốt hơn, không phải bù lỗ nữa".

Giúp đỡ nhau như ruột thịt

Nghe Thủy kể, tôi thật sự ngưỡng mộ em và đồng nghiệp bởi là những người thiệt thòi vì khuyết tật nhưng đã gắng vươn lên trong cuộc sống. Họ không chỉ lo cho riêng mình mà còn cho cả những thân phận cùng cảnh ngộ.

Tôi cảm nhận HTX Lâm Thủy là một HTX "đặc biệt" của những người "đặc biệt", mang trong mình đạo lý và tính nhân văn sâu sắc. Các thợ may làm việc tại HTX hiện đều là nữ, độ tuổi dưới 30, khuyết tật ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù HTX phải bươn chải, xoay xở từ lo tiền vốn, mua sắm trang thiết bị đến thuê nhà xưởng, tìm kiếm khách hàng… trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thu nhập còn thấp nhưng các thành viên đều đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau như ruột thịt để cùng vươn lên trong cuộc sống.

Thủy tâm sự: "Anh biết không, sau khi hoàn thành 2 dự án em vừa kể, chúng em nhận thấy một điều: Tuy hầu hết các học viên dự lớp đã nắm được những vấn đề cơ bản về kỹ thuật cắt may và bước đầu làm quen với nghề nhưng thật thà mà nói, vì là người khuyết tật nên họ tiếp thu rất chậm, các thao tác hạn chế rất nhiều so với người lành lặn. Nếu chỉ dừng lại ở đấy để họ về gia đình thì hầu hết sẽ không thể làm nghề được, sẽ lãng phí tiền của mà nhà nước đã đầu tư và tệ hơn nữa là họ sẽ khó tự nuôi sống bản thân. Chúng em thành lập HTX để thu hút họ vào làm việc với mục đích chính là giải quyết cái khâu "tắc" đó. Nhưng đúng là có lúc "lực bất tòng tâm". Những việc HTX đã làm được thực ra chưa đáng gì so với mong muốn của chúng em. Hiện thu nhập của người làm công mới chỉ đạt từ 1,8 - 2 triệu đồng/người/tháng. Với mức lương ấy thì làm sao đủ sống hả anh? Sau mấy năm HTX hoạt động cũng phát sinh nhiều vấn đề nan giải lắm anh ạ. Chúng em rất lo, chẳng biết duy trì được lâu vì muốn tồn tại và phát triển thì cần thêm vốn liếng, kinh doanh phải có lãi, thu nhập của người lao động phải được bảo đảm; về lâu dài phải có mặt bằng nhà xưởng, phải mở rộng sản xuất, tạo được nhiều công ăn việc làm…".

Tôi biết những thứ đó đang vượt quá tầm tay của HTX Lâm Thủy. Cũng may, như Thủy nói là hiện HTX mới kết nối được với Công ty May Lý Dung ở tỉnh Tuyên Quang để có các đơn hàng. Công ty này cung cấp vải cắt sẵn, HTX Lâm Thủy chỉ việc gia công hoàn thiện sản phẩm rồi giao lại hàng thành phẩm cho họ tiêu thụ.

Tôi biết nếu HTX Lâm Thủy có số vốn kha khá, mở được xưởng rộng, mua thêm máy móc thì sẽ thu hút được nhiều nhân công hơn, mở rộng được sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập. Mong ước là thế nhưng việc huy động vốn không dễ, nhà tài trợ không có nên việc hoạt động cầm chừng được như thế này cũng đã quý lắm rồi.


Tin liên quan
Đăng nhập
Đăng ký tài khoản tại đây
Việc làm người khuyết tật

Thống kê số lượng tin tuyển dụng

Bảo vệ, vệ sĩ 6
Biên / phiên dịch 7
Điện - điện tử 43
Du lịch / Nhà hàng - khách sạn 18
Giáo dục - đào tạo 5
Hành chính nhân sự 157
Kinh tế 170
Lao động phổ thông 247
May mặc / Giày da 106
Máy tính / CNTT 257
Ngành khác 192
Nghệ thuật 6
Phục vụ, tạp vụ, giúp việc 20
Quảng cáo / Marketing 19
Tài xế , lái xe / Giao nhận 7
Thời vụ / bán thời gian 43
Thực phẩm / dịch vụ ăn uống 26
Tiếp thị / Truyền thông 130
Xây dựng 6
Xây Dựng / Bất động sản 5
Y tế 5

Thống kê truy cập

Hiện đang online :38
Hôm nay : 168
Trong tuần : 4148
Trong tháng : 15107
Tổng truy cập : 2930451


Mạnh thường quân

THÔNG TIN TÀI KHOẢN TIẾP NHẬN HỖ TRỢ
Số Tài Khoản:
0021 1000 0835 9002
Tại NH TMCP Phương Đông
CN TP.HCM - PGD Tú Xương

Công ty Cổ phần Quốc tế Viễn Tín 392 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 2.000.000 đồng

Công ty TNHH Bon La Mode 153B Hoàng Sa,phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 5.000.000 đồng cho Ngày hội việc làm năm 2017

Cơ sở Hoàng Hoa 193 Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 20 hộp bông mai vàng và 1.000.000 đồng

Viện Máy Tính Việt Nam 178-180 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 200.000 đồng

Công ty TNHH Bảo Chi Lâm 65/22/8 đường số 5, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 200.000 đồng


phu lieu may mac